Một số quy định mới nổi bật của Nghị định 142/2020/NĐ-CP

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 142/2020/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định) quy định về việc tiến hành công việc bức xạ (CVBX) và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT), Nghị định có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2021. Đối với các cơ sở tiến hành công việc bức xạ, Nghị định có khá nhiều điểm mới theo hướng thuận lợi, tạo điều kiện và giảm nhẹ thủ tục hành chính cho cơ sở. Đây có thể nói là một điểm cộng lớn cho Bộ Khoa học và công nghệ trong việc cắt giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp bức xạ.

 

Mặc dù Nghị định không ghi tường minh là thay thế cho một số Thông tư cũ, nhưng có thể hiểu nó thay thế hoàn toàn hoặc một phần các Thông tư chúng ta thường sử dụng như sau:

 

– Thay thế hoàn toàn Thông tư số 08/2020/TT-BKHCN ngày 22-7-2010 và Thông tư 06/2016/TT-BKHCN ngày 22-4-2016;

 

– Thay thế một phần Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 8-10-2014 và Thông tư số 34 /2014/TT-BKHCN ngày 27-11-2014.

 

Có rất nhiều quy định mới theo hướng tạo điều kiện giảm bớt thủ tục cho Doanh nghiệp ở một số vấn đề như sau:

 

Hầu hết các cơ sở sẽ không cần phải trình cơ quan quản lý kế hoạch ứng phó sự cố đề xin phê duyệt;

Các cơ sở sử dụng thiết bị tia X để phân tích thành phần (XRF), kiểm tra lỗi linh kiện ở các khu công nghiệp thậm trí không cần phải có Người phụ trách an toàn;

Chứng chỉ nhân viên bức xạ (ví dụ như chứng chỉ phụ trách an toàn, chứng chỉ nhân viên phụ trách ứng phó sự cố) sẽ không có thời hạn;

Thời gian xử lý hồ sơ được rút ngắn hơn so với quy định cũ;

Cho phép các cơ sở gộp toàn bộ các giấy phép thành 1 giấy phép duy nhất;

Mở rộng phạm vi các nội dung được sửa giấy phép.

Bài viết dưới đây sẽ đi sâu hơn về các nội dung MỚI đề cập bên trên.

STT Nội dung MỚI được quy định trong Nghị định Phân Tích
1 Trường hợp sử dụng thiết bị bức xạ gắn nguồn phóng xạ Nhóm 1, Nhóm 2, vận hành thiết bị chiếu xạ, thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp, kế hoạch ứng phó sự cố phải được phê duyệt Trước kia, tất cả cơ sở phải xin phê duyệt kế hoạch UPSC, nay các cơ sở như sau không cần xin phê duyệt:

– Cơ sở X-quang, CT.

 

– Cơ sở sử dụng thiết bị tia X để phân tích thành phần (XRF), phát hiện lỗi linh kiện, máy soi an ninh – hải quan và các thiết bị tương tự.

 

– Các thiết bị đo mức, đo mật độ, đo độ dày: Trong các nhà máy bia, nước giải khát (Am-241 hoặc máy tia X), nhà máy giấy – bao bì (Am-241, Kr-85, Sr-90), Đúc thép (Cs-137, Co-60), cán thép (Am-241), Xi măng (Cs-137, Cf-252), lọc hóa dầu, phân đạm, hóa chất, ….

 

– Các cơ sở sử dụng máy đo độ chặt độ ẩm (Troxler);

2 Trong thời hạn 05 ngày làm việc (tức là 1 tuần) kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nểu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Đây là 1 điểm mới
3

 

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép trong thời hạn sau đây: Tất cả các giấy phép đều được rút ngắn thời gian xử lý so với quy định cũ:

 

– 15 ngày đối với nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển quá cảnh. – Quy định cũ là 15 ngày làm việc.
– 25 ngày đối với thiết bị X-quang sử dụng trong y tế. – Quy định cũ là 30 ngày.
– 30 ngày đối với vận chuyển; – Quy định cũ là 60 ngày
– 45 ngày đối với các công việc bức xạ khác. – Quy định cũ là 60 ngày
4 Gia hạn Giấy phép phải nộp trước khi hết hạn giấy phép: Thời gian phải nộp gia hạn được phép muộn hơn so với quy định cũ.
– 15 ngày đối với giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu. – Quy định cũ là 60 ngày.
– 45 ngày với đối với các giấy phép khác. – Quy định cũ là 60 ngày.
5 Thời hạn xử lý hồ sơ gia hạn: Thời hạn xử lý hồ sơ gia hạn ngắn hơn nhiều so với quy định cũ.
– 15 ngày đối với gia hạn Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu – Quy định cũ là 60 ngày.
– 25 ngày đối với gia hạn giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế. – Quy định cũ là 60 ngày.
– 30 ngày đối với gia hạn giấy phép khác. – Quy định cũ là 60 ngày.
6 Các điểm mới trong việc sửa giấy phép, cho phép sửa trong một số trường hợp mà trước đó không cho phép sửa: Các điểm bên dưới ở quy định cũ không cho phép sửa giấy phép mà yêu cầu xin giấy phép mới gây khó khăn cho doanh nghiệp.
– Hiệu chỉnh lại thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong trường hợp phát hiện thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong giấy phép chưa chính xác so với thực tế; – Đây là điểm rất tích cực, cho phép cơ sở sửa lại Giấy phép khi khai báo không đúng với thực tế do lỗi đánh máy, lỗi hiểu sai nhiều thông số cùng ghi trên thiết bị bức xạ, hay thậm chí nhà sản xuất thay đổi model.
– Thay đổi địa điểm tiến hành công việc bức xạ đối với thiết bị phát tia X có cơ cấu tự che chắn trong phân tích thành phần và kiểm tra chất lượng sản phẩm, thiết bị soi kiểm tra an ninh – Như vậy sau này các thiết bị bức xạ loại này được phép di chuyển đến các vị trí khác nhau trong Công ty mà không phải xin lại Giấy phép.
– Có nhiều giấy phép còn hiệu lực do cùng một cơ quan có thẩm quyền cấp. – Các cơ sở có nhiều giấy phép có thể xin gộp thành 1 giấy phép duy nhất để tiện quản lý. Đây có thể nói là quy định đột phá.
7 Thủ tục bổ sung giấy phép, bổ sung khi: Nghị đinh mới quy định khá cụ thể việc bổ sung giấy phép
– Bổ sung nguồn phóng xạ mới, thiết bị bức xạ mới so với giấy phép đã được cấp – Như vậy khi cơ sở mua sắm thêm nguồn phóng xạ mới, thiết bị bức xạ mới thì không cần phải xin giấy phép mới riêng cho nguồn phóng xạ hay thiết bị bức xạ mới đó, mà có thể làm thủ tục bổ sung vào giấy phép đã được cấp. Trừ giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu.
– Tăng tổng hoạt độ đối với nguồn phóng xạ hở trong giấy phép đã được cấp.
8 Thời hạn của Giấy phép
– 12 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5. – Quy định cũ chỉ 6 tháng.
– Giấy phép sửa đổi để hợp nhất các giấy phép đã được cấp và còn hiệu lực có thời hạn theo thời hạn của giấy phép được cấp gần nhất. – Đây là điểm mới thuận lợi cho doanh nghiệp khi gộp các giấy phép thành 1 giấy phép.

 

Leave a Reply