Lợi ích của phóng xạ là rất lớn nhưng tác hại mà nó gây ra cũng không phải là nhỏ.  Không có cơ thể sinh vật nào có khả năng miễn dịch với tia phóng xạ và cũng không có phương pháp nào điều trị đặc hiệu. Phơi nhiễm trước một lượng nhỏ phóng xạ – ở mức độ 1 gray – có thể đã gây khó chịu cho mọi người với hàng loạt triệu chứng như buồn nôn, nôn chỉ trong vài giờ sau khi phơi nhiễm, sau đó có thể là tiêu chảy, đau đầu và sốt cao. Nếu bị phơi nhiễm ở mức cao hơn, có thể dẫn tới ung thư, hoại tử, thậm chí tử vong.

 width=

Vậy làm thế nào khi bạn nghi ngờ bản thân hoặc người khác bị phơi nhiễm phóng xạ. Bài viết này của Vinarad sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho bạn.

1. Mức độ gây hại của phóng xạ lên sức khỏe

Mức độ trầm trọng của vấn đề bị phơi nhiễm phóng xạ tùy thuộc vào việc người ta bị phơi nhiễm bao nhiêu phóng xạ và trong thời gian bao lâu. Theo Hiệp hội phóng xạ thế giới, có 8 mức độ gây hại của phóng xạ cần chú ý để có thể ứng phó kịp thời khi có người bị phơi nhiễm phóng xạ

– 2mSv/năm (millisievert/năm)

Đây là mức độ phơi nhiễm phóng xạ trong tự nhiên trung bình của mọi người (1,5 mSv ở Úc và 3 mSv ở Bắc Mỹ)

– 9 mSv/năm

Mức độ phơi nhiễm của phi hành đoàn trên các chuyến bay New York – Tokyo

– 20 mSv/năm

Mức giới hạn trung bình hiện nay đối với nhân viên trong ngành công nghiệp hạt nhân

– 50 mSv/năm

Mức giới hạn trung bình trước đây đối với nhân viên ngành hạt nhân. Đây cũng là mức có trong tự nhiên tại nhiều địa điểm ở Iran, Ấn Độ và châu u.

– 100 mSv/năm

Mức thấp nhất được xác định có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư.

– 350 mSv/suốt đời

Tiêu chuẩn để dời chỗ ở đối với người dân sau thảm họa Chernobyl.

– 1.000 mSv trong 1 liều duy nhất

Có thể gây hại tạm thời, chẳng hạn như buồn nôn, giảm số lượng bạch cầu nhưng không gây tử vong.

– 5.000 mSv cho 1 liều

Có thể giết ½ những người tiếp xúc trong vòng 1 tháng.

2. Nhận biết dấu hiệu khi bị phơi nhiễm phóng xạ

Kể cả khi chúng ta không có chuyên môn, nắm được kiến thức về phóng xạ và các dấu hiệu khi bị phơi nhiễm phóng xạ có thể giúp xử lý kịp thời, giảm thiểu mức độ thiệt hại lên cơ thể chúng ta. Dưới đây là các triệu chứng của phơi nhiễm phóng xạ

Phơi nhiễm phóng xạ ở mức độ trung bình, trên 1 đơn vị Gy, (có 7 cấp độ phơi nhiễm từ 1 Gy tới 7 Gy) có thể khiến chúng ta bị ốm, với hàng loạt triệu chứng. Vài giờ sau khi bị phơi nhiễm, thường bắt đầu bằng các triệu chứng buồn nôn và nôn, sau đó là tiêu chảy, đau đầu, sốt.

Sau những triệu chứng đầu tiên, có thể có một khoảng thời gian ngắn cơ thể dường như trở lại bình thường, không có biểu hiện ốm đau gì.

Nhưng sau đó vài tuần là những triệu chứng mới, nghiêm trọng hơn như tiêu chảy ra máu, rụng tóc, loét miệng. Đặc biệt là bệnh nhiễm phóng xạ sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu tự phát (khiến cho mũi, họng, răng chảy máu tự nhiên. Từ đó rất dễ gây ra chảy máu từ các bộ phận khác, thậm chí còn gây ra chứng nôn ra máu)

Nếu bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức cao hơn, tất cả những triệu chứng trên có thể được biểu hiện ngay, cùng đó là các cơ quan nội tạng đồng loạt bị tổn thương nhanh chóng, có thể dẫn đến tử vong.

 width=

Người lớn khỏe mạnh nếu bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức 4 Gy thường cũng sẽ bị tử vong trong vòng nửa tiếng.

Các phần của cơ thể có khả năng tổn thương lớn nhất khi bị phơi nhiễm gồm các mô ở ruột và dạ dày, và các tế bào sản sinh máu trong tủy xương.

3. Phải làm gì khi bị nhiễm phóng xạ

Khi phát hiện bị nhiễm phóng xạ, phải cách ly khỏi nguồn phóng xạ trong thời gian dài để tránh tổn thương cơ thể. Ngay lập tức bạn phải cởi bỏ hết quần áo, giày dép để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm xạ thêm, sau đó nhanh chóng tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng và nước.

Dùng ngay viên nén i-ốt kali sẽ cho phép giảm nguy cơ nhiễm i-ốt phóng xạ và phải uống ngay lập tức sau khi biết khu vực sống bị nhiễm phóng xạ. Việc dùng ngay viên nén i-ốt kali sẽ cho phép giảm nguy cơ nhiễm i-ốt phóng xạ: I-ốt kali sau khi uống sẽ đọng lại trên tuyến giáp, làm bão hòa khả năng hấp thụ của cơ quan này và ngăn cản i-ốt độc hại (phóng xạ) đọng lại trên tuyến giáp.

Uống viên i-ốt kali sẽ giảm được 90% nguy cơ nhiễm phóng xạ với liều lượng cần thiết. Cụ thể:

– Tại những khu vực mà người dân hấp thụ i-ốt qua đường ăn uống ở mức bình thường: Một liều tương đương hoặc hơn 30mg.

– Tại những khu vực mà người dân không hấp thụ đủ i-ốt qua đường ăn uống (ví dụ như Pháp, Việt Nam): Dùng từ 50 đến 100mg.

– Với trẻ em: trẻ em dưới 12 tuổi: 1 viên nén, trẻ từ 1 đến 36 tháng: 1/2 viên, trẻ mới sinh đến dưới 1 tháng: ¼ 1/4 viên

Leave a Reply