Tư vấn lập và xin phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ

 

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định của Luật năng lượng nguyên tử và Thông tư 25/2014/TT-BKHCN của Bộ KHCN cho các cơ sở đang tiến hành công việc bức xạ trên địa bàn cả nước. Các lĩnh vực đã được tư vấn lập Kế hoạch ứng phó sự cố như là:

 

– Các nhà máy sản xuất thép sử dụng nguồn Co-60 hoặc Cs-137 đo mức nước thép;

 

– Các nhà máy sản xuất xi măng sử dụng nguồn Cs-137 đo mức, máy phân tích huỳnh quang tia X và nguồn Cf-253 trong thiết bị phân tích thành phần trực tuyến CBX;

 

– Các nhà máy sản xuất bia, nước giải khát dùng nguồn Am-241 hoặc máy phát tia X để đo mức chất lỏng trong các lon/chai bia;

 

– Các nhà máy sản xuất giấy sử dụng nguồn Kr-85 đo định lượng giấy trong các thiết bị QCS;

 

– Các đơn vị kiểm định công trình xây dựng, giao thông sử dụng máy đo độ chặt, độ ẩm nền móng dùng nguồn Am-241:Be và Cs-137;

 

– Các nhà máy sản xuất đạm, phân bón, hóa chất dùng nguồn phóng xạ Cs-137 hoặc Co-60 để đo mức hoặc đo mật độ;

 

– Các đơn vị hải quan, các đơn vị an ninh sử dụng máy soi tia X;

 

– …………

 

Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân

 

Cách xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở đã được hướng dẫn trong Thông tư 25/2014/TT-BKHCN của Bộ KHCN, tuy nhiên không dễ cho các cơ sở có thể tự xây dựng được kế hoạch này, bởi vì theo yêu cầu trong thông tư, có rất nhiều vấn đề chuyên môn sâu về an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ mà những người ngoài lĩnh vực này thậm trí không thể biết và hiểu được các khái niệm chưa nói đến việc phân tích an toàn và đưa ra các công tác chuẩn bị, hướng dẫn và hành động khi có sự cố bức xạ, đặc biệt là các cơ sở có nguồn phóng xạ.

 

Chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng để xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, từ việc tư vấn thành lập Ban chỉ huy ứng phó sự cố đến việc xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch ứng phó sự cố.

 

Việc tư vấn lập kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở đầu tiên là việc tư vấn để cơ sở ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ huy ứng phó sự cố, từ căn cứ pháp lý tới việc lựa trọn thành phần nhân sự của Ban chỉ huy để khi chưa có sự cố thì đảm bảo Ban chỉ huy làm tốt công việc chuẩn bị, mua sắm trang thiết bị ứng phó và tổ chức đào tạo, diễn tập tốt và khi có sự cố thật thì những người trong Ban chỉ huy hành động kịp thời, nhuần nhuyễn và hiệu quả. Quyết định thành lập Ban chỉ huy cũng phải bao gồm việc quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên, đặc biệt là Trưởng ban chỉ huy và người chỉ huy hiện trường.

 

Việc tiếp theo là phối hợp với cơ sở để khảo sát công việc bức xạ thực tế của cơ sở, từ đó xác định đúng nhóm nguồn phóng xạ, và xác định đúng Nhóm nguy cơ. Từ đó đưa ra những quy định phù hợp với việc chuẩn bị và ứng phó khi cơ sự cố. Xây dựng một bản kế hoạch ứng phó sự cố đầy đủ cấp cơ sở.

 

Chúng tôi sẽ thay mặt Quý khách hàng để nộp Hồ sơ xin xét duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ tới cơ quan thẩm quyền để xin phê duyệt, thay mặt cơ sở để giải trình, bổ sung kế hoạch nếu có yêu cầu và đảm bảo kế hoạch của quý khách hàng sẽ được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

Airman 1st Class Mathew Kindoll and Staff Sgt. Christopher McFefries take a challenge in Level A suits during the 2009 Chemical, Biological, Radiological, and Nuclear Challenge June 22 at Ramstein Air Base, Germany. The CBRN Challenge consisted of six teams going head to head in six different scenarios. Airman Kindoll is assigned to the 48th Civil Engineer Squadron, and Sergeant McFefries is assigned to the 100th Civil Engineer Squadron. (U.S. Air Force photo/Staff Sgt. Stephen J. Otero)

 

Chuẩn bị bảo hộ và trang thiết bị bảo vệ đi tìm nguồn phóng xạ

 

Công việc sau khi được phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cũng quan trọng không kém việc xin được phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ của cơ sở, các công việc phải làm sau khi đã được phê duyệt sẽ được chúng tôi tư vấn miễn phí (FREE) cho cơ sở thông qua người phụ trách an toàn bức xạ của cơ sở đó, các công việc sẽ được tư vấn bao gồm:

 

Phổ biến lại các nội dung trong Kế hoạch ứng phó sự cố đã được phê duyệt. Mọi người có thể thắc mắc là tại sao phải giảng lại cho phụ trách an toàn về các nội dung trong quyển kế hoạch của cơ sở đó, thường các đơn vị tư vấn sẽ soạn cho cơ sở 1 quyển kế hoạch ứng phó sự cố chuẩn để được phê duyệt, nhưng phụ trách an toàn nếu không bỏ thời gian ra đọc quyển kế hoạch đó thì hầu như không biết trong quyển kế hoạch đó có những nội dung gì. Do vậy dù cơ sở đó được phê duyệt quyển kế hoạch do chính cơ sở ký và đóng dấu, tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng biết trong quyển kế hoạch ấy có những gì. Chính vì vậy, chúng tôi là đơn vị xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cho cơ sở, sẽ ngồi lại với người phụ trách an toàn để phổ biến nội dung kế hoạch này.

Hướng dẫn cơ sở cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ của mình khi có những thay đổi nhỏ.

Hướng dẫn cơ sở tiến hành diễn tập kế hoạch ứng phó sự cố định kỳ.

Để được tư vấn xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, xin vui lòng liên hệ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *