Hội chứng nhiễm phóng xạ cấp tính, còn được gọi là nhiễm độc phóng xạ, bệnh phóng xạ, hay tổn thương do phóng xạ là các hội chứng ảnh hưởng sức khỏe sau khi tiếp xúc với một lượng lớn các bức xạ ion hóa. Các bức xạ gây ra sự tác động cho ADN và các cấu trúc phân tử quan trọng khác trong các tế bào, mô và toàn bộ cơ thể. Cần đặc biệt lưu ý một 6 hiệu ứng tổn thương ở mức toàn cơ thể do phóng xạ.

Hiệu ứng tổn thương ở mức toàn cơ thể do phóng xạ được chia làm hai loại: Hiệu ứng sớm và hiệu ứng muộn

1. CÁC HIỆU ỨNG SỚM (ACUTE EFFECT)

Tổn thương sớm xuất hiện khi bị chiếu ở mức liều cao trong thời gian ngắn (chiếu toàn thân trên mức liều 500mSv)

Các biểu hiện sớm của tổn thương toàn cơ thể do phóng xạ thường thấy trên một số cơ quan sau: Máu và cơ quan tạo máu, hệ tiêu hóa và da

1.1. MÁU VÀ CƠ QUAN TẠO MÁU

Biểu hiện lâm sàng là các triệu chứng xuất huyết, phù nề, thiếu máu.

Giảm limpho, bạch cầu hạt, tiểu cầu và hồng cầu.

Xét nghiệm tủy xương thấy giảm cả 3 dòng, sớm nhất là dòng hồng cầu.

1.2. HỆ TIÊU HÓA

Biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy, sút cân, nhiễm độc máu, giảm sức đề kháng cơ thể.

Những thay đổi trong hệ thống tiêu hóa thường quyết định hậu quả bệnh phóng xạ.

Bệnh diễn biến nhanh, có thể tử vong trong vòng 3-20 ngày, trung bình là 1-2 tuần. Có thể truyền dịch và tìm nhiều biện pháp cứu chữa nhưng không mang lại kết quả khả quan.

1.3. DA

Các tổn thương này có thể dẫn đến viêm loét, thoái hóa, hoại tử da hoặc phát triển thành ung thư da. Khi lớp màng đáy của da bị tổn thương bởi phóng xạ thì có thể gây nên các triệu chứng như: viêm, ban đỏ, vảy khô hoặc vảy ướt. Kèm theo đó nang tóc cũng bị tổn thương gây nên rụng tóc. Trong vài giờ sau khi khi bị chiếu xạ, ban đỏ thoáng qua hoặc không liên tục có thể xuất hiện. Sau đó là giai đoạn tiềm tàng xuất hiện từ vài ngày đến vài tuần, khi xuất hiện đỏ da, phồng rộp và loét tại khu vực bị chiếu xạ xuất hiện.

 width=

Trong hầu hết các ca thì sự phục hồi xuất hiện do tự tái tạo, tuy nhiên liều phóng xạ trên diện da rộng có thể gây nên rụng tóc lâu dài, tổn thương tuyến bã và tuyến mồ hôi, xơ hóa, teo, giảm hoặc tăng sắc tố da, và loét hoặc hoại tử tại vùng da bị phơi nhiễm.

2.CÁC HIỆU ỨNG MUỘN (LANTENT EFFECT)

2.1. HIỆU ỨNG SINH THỂ (SOMATIC EFFECTS)

Giảm tuổi thọ: đối với liều chiếu thấp mức độ giảm tuổi thọ không rõ ràng, chưa thu được những số liệu thống kê có ý nghĩa về giảm tuổi thọ;

Ung thư phổi: thợ mỏ khai thác Urani hoặc thợ hầm có tỷ lệ ung thư phổi cao do tác động của khí Radon và các đồng vị phóng xạ của nó;

Bệnh máu trắng: bệnh máu trắng cấp tính và mãn tính xuất hiện ở tủy, mức liều chiếu tăng làm tăng tỷ suất của bệnh máu trắng;

Ung thư xương: chủ yếu gây ra do nhiễm bẩn phóng xạ;

Đục nhãn cầu mắt: nếu bị chiếu xạ quá liều cấp diễn và trường diễn đều có thể gây đục nhân mắt, các bộ phận khác của mắt cũng bị hại. Đặc trưng đục nhân mắt do bức xạ là lớp tế bào ở mặt phía sau của thủy tinh thể bị tổn thương tạo thành vùng mờ ngăn cản ánh sáng đi vào mắt.

2.2. HIỆU ỨNG DI TRUYỀN (HEREDITARY EFFECTS)

Tăng tần suất xuất hiện các đột biến về di truyền, dị tật bẩm sinh, quái thai

Thông tin di truyền cần để tạo ra một cơ thể mới và giữ đúng chức năng của nòi giống được chứa trong nhiễm sắc thể của các tế bào di truyền (tinh trùng và trứng) đơn vị thông tin trong nhiễm sắc thể là những gen. Mỗi gen là một tổ hợp rất nhiều đại phân tử DNA. Trong đó các thông tin di truyền được mã hóa theo dãy chuỗi các phân tử xác định.

Các thông tin di truyền bị tác động bởi nhiều tác nhân gây đột biến, trong đó bức xạ ion hóa là một tác nhân. Chúng làm đứt gãy các dãy gốc trong phân tử ADN. Khi thông tin của tế bào di truyền bị biến đổi thì thế hệ con cháu của người bị chiếu xạ sẽ có khuyết tật đột biến do di truyền . Đột biến gen xảy ra ở một gen nhất định sẽ ảnh hưởng đến một đặc tính nào đó của cơ thể do gen đó phụ trách.

Đột biến nhiễm sắc thể xảy ra do bức xạ làm đứt gãy nhiễm sắc thể. Các mẫu đoạn đứt gãy chứa nhiều gen không nối lại với nhau đúng như cũ hoặc nối với chỗ khác hoặc không nối với chỗ nào. Khi tế bào phân chia làm cho tế bào con cháu hoặc bị thiếu phần thông tin ở đoạn nhiễm sắc thể bị đứt gãy không nối lại như cũ hoặc sai lệch thông tin do nối sai chỗ hoặc thừa do không nối với chỗ nào tạo ra những đặc điểm đột biến về cấu tạo, hình thể.

3. LÀM GÌ KHI PHÁT HIỆN CÁC TRIỆU CHỨNG TỔN THƯƠNG TOÀN CƠ THỂ DO PHÓNG XẠ

Khi phát hiện triệu chứng hoặc nghi ngờ có tổn thương do phóng xạ, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để có thể kịp thời chữa trị, tránh hậu quả lâu dài cho thế hệ sau. Cần cách ly các nguồn phóng xạ, tuyệt đối không phá, đập vỡ hay chạm vào nguồn bị nghi là nguồn phóng xạ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *