Giới hạn liều

1. Chiếu xạ nghề nghiệp   

* Đối với nhân viên bức xạ:

  1. Liều hiệu dụng toàn thân trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm liên tục không được vượt quá 20 mSv.
  2. Liều hiệu dụng toàn thân trong một năm riêng lẻ bất kỳ không được vượt quá 50 mSv.
    c. Liều tương đương trong một năm đối với thủy tinh thể của mắt không được vượt quá 150 mSv.
  3. Liều tương đương trong một năm đối với chân tay hoặc da không được vượt quá 500 mSv.

* Đối với người học việc, học sinh, sinh viên từ 16 đến 18 tuổi: 

  1. Liều hiệu dụng trong một năm không được vượt quá 6 mSv.
  2. Liều tương đương trong một năm đối với thủy tinh thể của mắt không vượt quá 50 mSv.
    c. Liều tương đương trong một năm đối với chân tay hoặc da không được vượt quá 150 mSv

2. Các tình huống đặc biệt 

*Thời kỳ trung bình để tính liều quy định ở điều 1.1 (mục Đối với nhân viên bức xạ (a):

  1. Liều hiệu dụng cho nhân viên bức xạ là 20 mSv/y được lấy trung bình trong 10 năm làm việc liên tục và trong một năm riêng lẻ trong thời gian đó không có năm nào được vượt quá 50 mSv.
  2. Khi liều hiệu dụng tích lũy của nhân viên bức xạ kể từ khi bắt đầu của thời kỳ lấy trung bình cho đến khi đạt tới 100 mSv thì phải xem xét lại. Nếu sức khỏe vẫn bình thường, không có biểu hiện ảnh hưởng của phóng xạ, không có sự thay đổi công thức máu … thì được tiếp tục công việc đã làm.

Sự thay đổi tạm thời giới hạn liều phải được Cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ quy định nhưng không được vượt quá 50 mSv trong một năm và thời kỳ thay đổi tạm thời không được vượt quá 5 năm.

3. Chiếu xạ dân chúng 

* Đối với dân chúng:

  1. Liều hiệu dụng toàn thân trong một năm không được vượt quá 1 mSv.
  2. Trong các trường hợp đặc biệt, liều hiệu dụng có thể tăng tới 5 mSv cho một năm riêng lẻ, nhưng liều hiệu dụng trung bình cho 5 năm liên tục không vượt quá 1 mSv

trong một năm.

  1. Liều tương đương trong một năm đối với thủy tinh thể của mắt không được vượt quá 15mSv.
  2. Liều tương đương trong một năm đối với chân tay hoặc da không được vượt quá 50 mSv.

* Đối với người thăm, người trợ giúp bệnh nhân:

  1. Liều của một cá nhân bất kỳ tham gia chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân và khách đến thăm cần phải được kiềm chế sao cho liều bức xạ không vượt quá giá trị 5 mSv trong cả thời kỳ bệnh nhân được chẩn đoán hoặc điều trị.
  2. Liều đối với các trẻ em đến thăm bệnh nhân đang sử dụng dược chất phóng xạ cũng phải được kiềm chế ở mức nhỏ hơn 1 mSv.
  3. Bảng mô tả trọng số bức xạ WR(Radiation weighting factor)
Loại bức xạ và dải năng lượng  Hệ số trọng số bức xạ WR 
Photon với năng lượng bất kỳ 1
Chùm điện tử với năng lượng bất kỳ (a) 1
Nơtron < 10 keV
10 keV đến 100 keV
> 100 keV đến 2 MeV
> 2 MeV đến 20 MeV
> 20 MeV
5
10
20
10
5
Các hạt proton, khác với các hạt proton giật lùi, có năng lượng trên 2 MeV 5
Các hạt anpha, các mảnh phân hạch, các hạt nhân nặng 20
(a) không tính đến các điện tử ô-zê (auger) phát ra từ nhân đến DNA, mà đối với chúng, việc xét vi liều đặc biệt sẽ được áp dụng.
  1. Bảng mô tả trọng số W(Tissue weighting factor)

Tổ chức mô tả hoặc cơ quan  Trọng số mô
W
T 
Cơ quan sinh dục 0,02
Tủy sống (đỏ) >0,12
Ruột kết 0,12
Phổi 0,12
Dạ dày 0,12
Bọng đái (bàng quang) 0,05
0,05
Gan 0,05
Thực quản 0,05
Tuyến giáp 0,05
Da 0,01
Bề mặt xương 0,01
Các bộ phận còn lại 0,05

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *