KIỂM XẠ – ĐO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

Với đội ngũ giàu kinh nghiệm, VINARAD cam kết kiểm xạ, đánh giá an toàn nguồn phóng xạ nhanh chóng, an toàn đúng với quy định pháp luật…

   I.Đo kiểm xạ là gì:

Theo Luật Năng lượng nguyên tử: Kiểm xạ là việc đo liều chiếu xạ hoặc đo mức nhiễm bẩn phóng xạ để đánh giá, kiểm soát mức độ chiếu xạ do bức xạ hoặc chất phóng xạ gây ra.

Việc thực hiện đo kiểm xạ là đo đạc suất liều bức xạ rò rỉ ra xung quanh thiết bị/nguồn phóng xạ và các vị trí có người làm việc xung quanh môi trường đặt thiết bị/nguồn phóng xạ, nhằm mục đích khảo sát mức liều xạ sẽ ảnh hưởng lên con người khi thiết bị/nguồn bức xạ được đưa vào sử dụng.

 

Ví dụ như đo suất liều bức xạ xung quanh vỏ nguồn phóng xạ tại dây chuyền cán thép, hay trên bề mặt của các thiết bị phát tia X thường sử dụng trong các khu công nghiệp, cửa khẩu hải quan (máy soi kiểm tra bo mạch, soi hành lý, …) và các vị trí của người vận hành thiết bị hoặc vị trí thường xuyên có người qua lại (nhân công thực hiện công việc khác hay hành khách …).

   II.Căn cứ pháp lý

Theo luật năng lượng nguyên tử: Điều 24. Kiểm xạ khu vực làm việc

  1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện thường xuyên và có hệ thống việc kiểm xạ khu vực làm việc, đo đạc các thông số cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá an toàn.
  2. Máy móc, thiết bị sử dụng cho việc kiểm xạ, đo đạc phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phải được bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ.
  3. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải lập, cập nhật, bảo quản hồ sơ kiểm xạ, đo đạc và hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn.

 

Theo Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN: Điều 14. Kiểm xạ khu vực làm việc :

  1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện kiểm xạ khu vực làm việc.

2. Việc kiểm xạ khu vực làm việc phải được thực hiện một cách thường xuyên, có hệ thống, tương xứng với mức độ, khả năng gây chiếu xạ của công việc bức xạ và bảo đảm các yêu cầu sau :

–  Phải tuân theo các đại lượng đo, phương pháp, quy trình đo, vị trí, thời điểm đo, tần suất kiểm xạ đã được xác định trước;

– Mức điều tra cho các vị trí đo quy định tại điểm a khoản này phải được thiết lập dựa trên các số liệu đánh giá thực tế của cơ sở hoặc kinh nghiệm tốt ở các cơ sở khác có công việc bức xạ tương tự;

–  Tần suất kiểm xạ khu vực làm việc phải phù hợp với mức độ nguy hiểm của công việc bức xạ được thực hiện tại khu vực đó và không được ít hơn một lần trong một năm;

–  Thiết bị kiểm xạ phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế phải được bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ.

3. Yêu cầu kiểm xạ theo quy định tại khoản 2 Điều này phải được lập thành chương trình quan trắc và nộp theo hồ sơ xin cấp giấy phép và lưu trong hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc.

  1. Kết quả kiểm xạ khu vực làm việc phải thông báo cho nhân viên bức xạ và người quản lý trực tiếp của họ.
  2. Thời điểm cần thực hiện đo kiểm xạ :
  • Trước khi làm việc với thiết bị mới lắp đặt ;
  • Khi có thay đổi về cấu trúc che chắn (hoặc lý do khác) làm ảnh hưởng đến mức bức xạ khu vực bao quanh.
  • Sau khi bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị phát bức xạ
  • Định kỳ hàng năm

6. Mục đích của đo kiểm tra là:

  • Nhận đạng sự thay đổi có thể xảy ra do thay đổi tải làm việc, che chắn, quy trình hoặc vị trí thiết bị bức xạ/nguồn phóng xạ
  • Cung cấp hồ sơ đánh giá bảo vệ bức xạ và điều kiện an toàn trong vùng kiểm soát và vùng giám sát
  • Đánh giá liều cá nhân so với giới hạn liều

7. Dịch vụ kiểm xạ của VINARAD:

Chúng tôi là đơn vị hàng đầu cung cấp các dịch vụ về an toàn bức xạ, với đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm công tác lâu năm trong lĩnh vực. Quy trình thực hiện dịch vụ kiểm xạ của VINARAD :

  • Cử 01 cán bộ kỹ thuật có giấy phép hành nghề về đo kiểm xạ và 01 cán bộ chuyên tư vấn về thủ tục pháp lý trong lĩnh vực an toàn bức xạ tới cơ sở để triển khai thực hiện dịch vụ.
  • Máy đo suất liều bức xạ với độ nhạy và dải đo liều thích hợp được hiệu chuẩn và cấp chứng chỉ bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ được VINARAD sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đo đánh giá an toàn.
  • Người phụ trách an toàn của cơ sở sẽ phối hợp với các cán bộ của chúng tôi cùng kiểm tra kết quả kiểm xạ trong suốt quá trình làm việc.

 

  • Ngoài ra, cán bộ  kỹ thuật sẽ tư vấn cho người phụ trách an toàn của cơ sở về cách gắn các biển báo, nội quy, và chứng từ cần thiết tại khu vực lắp đặt sử dụng thiết bị bức xạ/nguồn phóng xạ. Nếu cơ sở đang vi phạm những yêu cầu về an toàn bức xạ sẽ được cán bộ của chúng tôi đưa ra khuyến cáo và phương án khắc phục.

 

  • Việc nhận thức về yêu cầu đảm bảo an toàn bức xạ cũng như các kết quả đo đánh giá an toàn sẽ được cán bộ của chúng tôi phổ biến cho các nhân viên bức xạ của cơ sở và giải đáp các thắc mắc của nhân viên bức xạ để đảm bảo nhân viên bức xạ hiểu rõ về vùng an toàn bức xạ khi làm việc.

 

  • Cán bộ tư vấn pháp lý của chúng tôi sẽ tư vấn cho người phụ trách an toàn bức xạ của cơ sở về các thủ tục pháp lý như sau:

 

Tính đầy đủ của việc lưu giữ hồ sơ tại cơ sở:

  1. Hồ sơ về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân;
  2. Hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc;
  3. Nhật ký và hồ sơ về sự cố bức xạ, hạt nhân trong quá trình tiến hành công việc bức xạ;

Hồ sơ đào tạo của nhân viên bức xạ;

  1. Hồ sơ sức khỏe của nhân viên bức xạ;
  2. Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ;
  3. Kết luận thanh tra lần trước;
  4. Các công việc bức xạ thường niên khác: đọc liều kế cá nhân, khám sức khỏe định kỳ, diễn tập ứng phó sự cố, báo cáo thực trạng công việc bức xạ tháng 11.
  5. Khi sử dụng dịch vụ của VINARAD đơn vị sẽ được thông báo định kỳ hàng năm các công việc phải thực hiện để đáp ứng đầy đủ các thủ tục hành chính được yêu cầu bởi cơ quan chức năng.
Quý Cơ Quan/ Doanh Nghiệp có nhu cầu đo kiểm xạ vui lòng liên hệ
Chuyên Viên Kĩ Thuật : Mr Sơn – 0822.012.888
Hoặc gửi về Email : [email protected]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *